星期一, 04/12/2023 06:32 (GMT +7)

Di chỉ Tam Tinh Đôi: Bừng tỉnh sau giấc ngủ ngàn năm 沉睡数千年,一醒惊天下——四川三星堆遗址

星期三, 19/01/2022 | 14:42:39 [GMT +7] A  A

金面罩、青铜人像、青铜尊、玉琮、象牙微雕……在今年的中秋小长假,三星堆博物馆共接待游客超过3.6万人次,同比增长将近一倍。这座上世纪90年代就已建成的博物馆,因“上新”了不少新发现的文物而备受关注。这些文物不仅进一步说明三星堆文化的发达灿烂,更向人们展现了中华文明早期相互交融的辉煌图景。

Trong kỳ nghỉ tết Trung thu năm nay, Bảo tàng Tam Tinh Đôi đã đón tổng cộng hơn 360.000 lượt khách du lịch, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Nhờ trưng bày không ít các hiện vật mới phát hiện, như mặt nạ vàng, tượng đồng xanh, ngọc tông, đồ điều khắc nhỏ bằng ngà voi.v.v… mà toà bảo tàng được xây dựng vào thập niên 90 của thế kỷ trước này đã thu hút được nhiều sự chú ý. Những hiện vật này không chỉ minh hoạ thêm cho sự phát triển xán lạn của nền văn hoá Tam Tinh Đôi mà còn cho thấy bức tranh huy hoàng trong thời kỳ đầu giao lưu, hội nhập của nền văn minh Trung Quốc.

三星堆出土的“商金杖”“Gậy vàng thời kỳ nhà Thương” khai quật ở Tam Tinh Đôi

位于四川省广汉市的三星堆遗址发现于上世纪20年代末,是迄今中国西南地区发现的分布范围最广、延续时间最长、文化内涵最丰富的古文化遗址,其文化堆积距今约4500-2800年,面积达12平方公里,其中核心区域面积约3.6平方公里,是古蜀国都城的遗址。

Di chỉ Tam Tinh Đôi thuộc thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên được phát hiện vào cuối thập niên 20 của thế kỷ trước, là di chỉ văn hoá cổ có phạm vi phân bố rộng nhất, tồn tại lâu nhất và có nội hàm văn hoá phong phú nhất tính đến hiện tại được phát hiện tại vùng Tây Nam Trung Quốc, với nền văn hoá được phát triển từ cách đây 4.500 năm đến 2.800 năm, có diện tích 12km2, trong đó diện tích khu vực trung tâm khoảng 3,6km2, là di chỉ của kinh thành nước Thục cổ. 

三星堆遗址的发现,始于当地农民于1929年淘沟时偶然发现的一坑玉石器。1931年春,在广汉县传教的英国传教士董笃宜听到这个消息后,找到当地驻军帮忙宣传保护和调查,还将收集到的玉石器交给华西大学博物馆保管。根据董笃宜提供的线索,华西大学博物馆馆长葛维汉和助理于1934年春天组成考古队,在发现玉石器的附近进行了为期十天的发掘。发掘收获丰富,根据这些材料,葛维汉整理出了《汉州发掘简报》。但遗憾的是,三星堆遗址自1934年首次发掘以后,发掘就长期停滞,直到20世纪50年代开始,考古工作者又恢复了在三星堆的考古工作。20世纪八九十年代以后,三星堆遗址迎来了大规模连续发掘时期,前后长达20年。

Việc phát hiện di chỉ Tam Tinh Đôi bắt đầu từ một hố đồ ngọc được một người nông dân địa phương tình cờ phát hiện vào năm 1929 khi đang nạo vét kênh mương. Mùa Xuân năm 1931, V.H.Donnithorne, một nhà truyền giáo người Anh ở huyện Quảng Hán sau khi nhận được thông tin này liền tìm đến lực lượng quân đội địa phương nhờ giúp đỡ tuyên truyền bảo vệ và điều tra, rồi đem những đồ vật bằng ngọc thu thập được giao lại cho Bảo tàng Đại học Hoa Tây bảo quản. Theo những manh mối mà V.H.Donnithorne cung cấp, mùa Xuân năm 1943 Giám đốc Bảo tàng Đại học Hoa Tây Cát Duy Hán cùng trợ lý thành lập nhóm khảo cổ tiến hành khai quật 10 ngày tại vùng lân cận nơi phát hiện ra đồ ngọc. Cuộc khai quật mang lại nhiều thu hoạch, căn cứ những tư liệu này, Cát Duy Hán đã chỉnh lý, biên soạn bản “Tóm tắt báo cáo khai quật Hán Châu”. Nhưng đáng tiếc là, kể từ khi Di chỉ Tam Tinh Đôi được khai quật lần đầu vào năm 1934, công cuộc khai quật đã bị đình trệ một thời gian dài, đến tận mãi thập niên 50 của thế kỷ 20, các nhà khảo cổ mới khôi phục lại công tác khảo cổ ở Tam Tinh Đôi. Sau thập niên 80, 90 của thế kỷ 20, Di chỉ Tam Tinh Đôi bước vào giai đoạn khai quật liên tục trên quy mô lớn kéo dài trong 20 năm.

1986年,三星堆1号、2号“祭祀坑”出土了高2.6米的青铜大立人像、宽1.38米的青铜面具以及高达3.96米的青铜神树等上千件珍贵文物,“沉睡数千年,一醒惊天下”,这些年代为距今几千年的文物堪称独一无二旷世神品,而以金杖为代表的金器,以满饰图案的边璋为代表的玉石器,也多为前所未见的稀世之珍。正因如此,三星堆被认为是二十世纪最伟大的考古发现之一。随后还逐步发现了三星堆东城墙、南城墙、月亮湾小城和大型宫殿基址等重要遗迹,逐步廓清了三星堆古城分布范围。

Năm 1986, tại các “Hố tế thần” Tam Tinh Đôi số 1 và số 2 đã khai quật được hàng nghìn di vật quý hiếm, như tượng người đứng bằng đồng xanh cao 2,6m, mặt nạ đồng xanh rộng 1,38m và cây thiêng bằng đồng xanh cao 3,96m, “bừng tỉnh sau giấc ngủ ngàn năm”, những di vật có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm này có thể được liệt vào những kiệt tác độc nhất vô nhị. Những đồ bằng vàng mà tiêu biểu là kim trượng (gậy vàng), hay biên chương (đồ tế thần bằng ngọc) được khắc vẽ các hoa văn đều là những báu vật quý hiếm trước nay chưa từng thấy. Cũng vì thế mà Tam Tinh Đôi được cho là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Sau này những di tích quan trọng khác như bức tường thành phía Đông, tường thành phía Tây Tam Tinh Đôi và thành nhỏ Vịnh Mặt Trăng và di chỉ nền móng của cung điện quy mô lớn cũng được phát hiện, qua đó từng bước làm rõ hơn phạm vi phân bố thành cổ Tam Tinh Đôi.

四川德阳广汉三星堆遗址博物馆的商代陶器
Đồ gốm thời kỳ nhà Thương của Bảo tàng Di chỉ Tam Tinh Đôi, Quảng Hán, Đức Dương, Tứ Xuyên

2021年3月以来,三星堆遗址考古工作有了新进展,新发现的6个“祭祀坑”出土了500多件重要文物,其中3个坑中发现有象牙。随后,一根重达100多斤的象牙被完整提取,一件完整的圆口方尊也被成功提取,紧接着又一件青铜神树出土……截至2021年9月,三星堆遗址新发现的6个祭祀坑的考古发掘进程过半,已出土文物近万件。目前,三星堆遗址已出土大量重要文物,但已发掘的面积只占遗址总面积的2%左右。

Từ tháng 3 năm 2021 đến nay, công tác khảo cổ di chỉ Tam Tinh Đôi đã có những tiến triển mới, phát hiện thêm 6 “hố tế thần” với hơn 500 hiện vật quan trọng, trong đó đã phát hiện có ngà voi ở trong 3 hố. Sau đó, đã khai quật được một chiếc ngà voi hoàn chỉnh nặng trên 50kg, một pho tượng vuông miệng tròn và sau đó là một cây thiêng bằng đồng xanh. Tính đến tháng 9 năm 2021, quá trình khai quật khảo cổ tại 6 hố tế thần mới được phát hiện của di chỉ Tam Tinh Đôi đã tiến hành được hơn một nửa, khai quật được gần 10.000 hiện vật. Hiện nay, một khối lượng lớn hiện vật quan trọng đã được tìm thấy tại di chỉ Tam Tinh Đôi, nhưng diện tích đã khai quật chỉ chiếm khoảng 2% tổng diện tích của di chỉ.

自1934年首次考古发掘以来,三星堆遗址共开展了37次发掘,历次考古出土的铜器、玉石器、金器、陶器和象牙等的数量已超过5万件。这些“沉睡数千年”的绝世珍宝,不仅展示了古蜀文明的独特性、创造性,更彰显了古蜀文明作为中华文明组成部分的重要地位,为研究中华文明多元一体起源发展提供了无可辩驳的典型实证。

Kể từ khi sau cuộc khai quật khảo cổ lần đầu tiên năm 1934, đã có 37 cuộc khai quật được triển khai tại di chỉ Tam Tinh Đôi, tổng cộng thu được trên 50.000 hiện vật, bao gồm các vật dụng đồ đồng, ngọc, vàng, đồ gốm và ngà voi. Những bảo vật tuyệt thế “ngủ vùi ngàn năm” này không chỉ cho thấy tính sáng tạo độc đáo của văn minh Thục cổ mà hơn hết còn khẳng định vị trí quan trọng của văn minh Thục cổ với tư cách là một bộ phấn cấu thành quan trọng của nền văn minh Trung Quốc, cung cấp những bằng chứng điển hình không thể phủ nhận cho việc nghiên cứu về nguồn gốc phát triển sự hội nhập đa sắc của nền văn minh Trung Quốc.

三星堆博物馆热门文物展品:

Những hiện vật hút khách tại Bảo tàng Tam Tinh Đôi: 

大型青铜通天神树

Cây thiêng bằng đồng cỡ lớn

大型青铜通天神树由底座、树和龙三部分组成,造型奇异、风格瑰伟,体现了高超的冶铸技术和艺术水平,是中国迄今所见的青铜文物中形体最大的。

Cây thiêng bằng đồng xanh cỡ lớn có 3 phần: gồm phần đế, thân cây và hình rồng, với tạo hình kỳ lạ, phong cách lộng lẫy, thể hiện trình độ nghệ thuật và kỹ thuật luyện kim tuyệt vời, là hiện vật bằng đồng xanh có kích cỡ lớn nhất từng thấy từ trước đến nay của Trung Quốc.

 

商代青铜纵目面具

Mặt nạ mắt lồi bằng đồng

以纵目面具为代表的青铜面具群,是三星堆最有特色、最具精神文化内涵的文物类型之一。三星堆遗址共出土青铜人面具20余件,这些面具均与人脸“三庭五眼”的标准比例不合,五官的夸张正是为了拉大与现实的距离而凸显其神性。

Nhóm hiện vật mặt nạ bằng đồng xanh với mặt nạ mắt lồi là một trong những cổ vật mang nội hàm văn hoá tinh thần đặc sắc nhất của Tam Tinh Đôi. Di chỉ Tam Tinh Đôi đã khai quật được tổng cộng hơn 20 chiếc mặt nạ bằng đồng xanh, những chiếc mặt nạ này đều không giống với tỷ lệ tiêu chuẩn “Tam đình ngũ nhãn” của khuôn mặt người, sự phóng đại của ngũ quan trên những chiếc mặt nạ khác xa thực tế, làm nổi bật lên “tính thiêng liêng” cho những hiện vật.

青铜大立人

Tượng người đứng bằng đồng

青铜大立人是三星堆文物中又一件举世瞩目的重器。它分人像和底座两部分,人像高180厘米,头戴高冠,身穿窄袖衣,脚戴足镯,双手环握中空,环抱胸前,形象典重庄严。

Tượng người đứng bằng đồng xanh là một trong những hiện vật quan trọng độc nhất vô nhị nữa của di chỉ Tam Tinh Đôi. Tượng được chia thành hai phần thân tượng và phần đế, thân tượng cao 180cm, đầu đội mũ, mặc áo tay hẹp, chân đeo vòng, hai tay nắm hờ vòng ôm trước ngực, hình dáng trang nghiêm.

 

金面罩

Mặt nạ vàng

金面罩在三星堆遗址3号坑出土。这具新发现的金面罩重约100克,是目前三星堆发现最完整的一件。

Mặt nạ vàng được khai quật tại hố số 3 ở di chỉ Tam Tinh Đôi. Mặt nạ vàng mới được phát hiện này có trọng lượng khoảng 100g, là một hiện vật hoàn chỉnh nhất của Tam Tinh Đôi tính đến hiện nay.

铜扭头跪坐人像

Tượng đồng người quỳ xoay đầu

三星堆遗址4号坑出土的铜扭头跪坐人像呈跪坐姿态,双手呈半“合十”状平举于身体左前方,两膝贴地,前脚掌着地,后脚掌抬起。人像身体重心在左肩与双手手掌之间卡槽的位置,表现出强烈的负重感。4号祭祀坑发现的铜扭头跪坐人像共有3件,不同于三星堆此前出土的抽象化青铜人像,铜扭头跪坐人像更接近真实的人体。

Tượng đồng người quỳ xoay đầu được khai quật tại hố số 4 di chỉ Tam Tinh Đôi với tư thế ngồi quỳ, hai tay chắp lại giơ lên trước mặt bên trái, hai đầu gối chạm đất, bàn chân trước đặt xuống mặt đất, bàn chân sau nâng vểnh lên. Trọng tâm của thân tượng nằm ở vị trí giữa vai trái và hai bàn tay, cho thấy cảm giác đang chịu sức nặng rất lớn. Tổng cộng có 3 bức tượng đồng người quỳ xoay đầu được khai quật tại hố tế thần số 4, không giống với những bức tượng người bằng đồng trừu tượng được khai quật trước đây ở Tam Tinh Đôi, tượng đồng người quỳ xoay đầu gần với hình dáng thực của con người hơn.