Lễ hội xuân -Nét đẹp bản sắc văn hóa Việt 越南文化之美:春季庙会
每逢新春佳节,越南全国各地的人们都会兴高采烈地去参与庙会活动。新春庙会是全民寻根溯源的重要契机,更是展现越南传统文化魅力的形式之一。每个庙会都独具特色与魅力,共同承载着越南的文化传承。
Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người dân khắp Việt Nam lại náo nức đi trẩy hội Xuân. Lễ hội đầu xuân là dịp quan trọng để tất cả mọi người hướng về cội nguồn, cũng là hình thức sinh hoạt cộng đồng với những nét đẹp văn hóa truyền thống của các vùng miền Việt Nam và mỗi lễ hội đều có một vẻ đẹp, nét độc đáo riêng biệt.

Lễ hội xuân Yên Tử kéo dài từ tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
据统计,越南现有近8000个庙会,其中传统庙会7000余个。庙会全年皆有,春节期间尤为密集。越南春季庙会不仅是民众欢庆新年的盛会,更是表达感恩的重要时刻。
Theo thống kê, Việt Nam hiện có gần 8.000 lễ hội, trong đó hơn 7.000 lễ hội truyền thống. Các lễ hội diễn ra cả năm, nhưng tập trung nhiều vào dịp đầu Xuân. Các lễ hội mùa xuân không chỉ là những hoạt động mà người dân tưng bừng đón chào năm mới mà cũng là thời điểm quan trọng để những người trong cộng đồng bày tỏ tìm cảm với nhau.
与其他庙会相似,春季庙会包含“礼”与“会”两大部分。“礼”是生者通过精神仪式向祖先、神灵以及对国家、家乡、村庄、家族有功劳有名和无名英烈致敬。“会”则是各种传统民间游戏和表演,以各种各样特色鲜明的古迹为载体,演绎古老的事迹、传说和风土人情。
Cũng như các lễ hội khác diễn ra trong năm, lễ hội mùa Xuân thường có hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ là những nghi thức mang tính tâm linh của những người đang sống đối với tổ tiên, thần linh, những người có tên và không tên có nhiều công lao đối với đất nước, quê hương, làng xóm, dòng tộc. Phần hội là những trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống mà hệ thống trò xoay quanh những tích, truyện hoặc phong tục vốn có từ xa xưa gắn liền với di tích phong phú và đặc sắc.
越南北部地区的庙会形式最丰富。这里几乎每个村、每个乡都有庙会。其中大型庙会包括南定省正月十三至十五的陈祠开印庙会、河内从正月初六持续至三月底的香寺庙会、广宁省从正月初十延续至三月底的安子春季庙会以及北宁省每年正月十三的林庙会等。
Vùng Bắc bộ là nơi có nhiều lễ hội và hình thức thể hiện cũng phong phú, đa dạng hơn cả. Tại đây hầu như làng nào, xã nào cũng có lễ hội. Trong đó có nhiều lễ hội lớn như: Lễ hội Khai ấn đền Trần (tỉnh Nam Định) diễn ra từ ngày 13 - 15 tháng Giêng âm lịch; Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch tại Hà Nội; Lễ hội xuân Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra dài từ ngày 10 tháng Giêng cho đến hết tháng ba; hay Hội Lim (tỉnh Bắc Ninh) chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm,…

Hội vật làng Sình tại Thừa Thiên Huế là lễ hội tiêu biểu tại các tỉnh miền Trung Việt Nam.
越南中部地区的庙会也吸引着八方来客,如承天顺化省富旺县正月初十的生村摔跤节、乂安省南坛县正月十三至十五的梅王祠庙会以及越南中南部沿海省份渔民特有的文化庙会之一——求鱼庙会(又称鱼祖庙会)。
越南南部地区的庙会同样热闹非凡,如西宁省正月初四至十五的黑婆山庙会、平阳省正月十三晚至十五凌晨的天后寺庙会以及九龙江平原区域大规模庙会之一——安江省主处圣母庙会等。
Với các tỉnh miền Trung, nhiều lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách về tham dự như: Hội vật làng Sình diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng tại huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế), Lễ hội đền Vua Mai tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch tại huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), Lễ hội Cầu Ngư còn có tên gọi khác là Lễ hội Cá Ông là một trong những lễ hội văn hóa đặc trưng của các ngư dân ven biển nhiều tỉnh Nam Trung Bộ…
Ở miền Nam, Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh) thu hút đông đảo người dân và du khách từ mùng 4 đến Rằm tháng Giêng âm lịch; Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu diễn ra vào đêm ngày 13 đến rạng sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch tại tỉnh Bình Dương; Lễ hội Bà chúa xứ là một trong những lễ hội lớn khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tổ chức tại tỉnh An Giang…

Hội vật làng Sình tại Thừa Thiên Huế là lễ hội tiêu biểu tại các tỉnh miền Trung Việt Nam.
每个春季庙会都是一部交织着历史、精神与艺术的传说,折射出越南文化的深厚底蕴,如同重要的桥梁,连接着古今,使年轻一代能够更深入了解民族特色,从而激发民族自豪感。庙会中独具特色的信仰文化艺术活动和传统民间游戏,既是对文化遗产价值的传承与发扬,同时也成为了春日里吸引八方游客的亮点。
Mỗi lễ hội đầu Xuân là một câu chuyện về lịch sử, tâm linh và nghệ thuật, phản ánh chiều sâu văn hóa Việt Nam, là cầu nối quan trọng giữa quá khứ và hiện tại, giúp thế hệ trẻ hiểu và tự hào hơn về bản sắc dân tộc. Những hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc cùng trò chơi dân gian truyền thống trong lễ hội đã giúp gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đồng thời tạo điểm nhấn hấp dẫn, thu hút du khách thập phương mỗi dịp Xuân về.

Lễ hội Cầu Ngư là lễ hội văn hóa đặc trưng của các ngư dân ven biển nhiều tỉnh Nam Trung Bộ Việt Nam.
对越南民众而言,庙会季一到,大家都盼望着寻根问祖并参加古老的文化活动。正因如此,千百年来,春季庙会一直被精心守护与传承,使其传统得以延续。
Đối với những người dân Việt Nam, vào dịp lễ hội, tất cả đều mong muốn được về với cội nguồn, tưởng nhớ tổ tiên và tham gia vào các hoạt động văn hóa lâu đời. Bởi vậy mà từ bao đời nay, lễ hội xuân vẫn được gìn giữ, bảo tồn, trở thành những truyền thống được mãi mãi truyền tiếp.
编辑:灵安
Biên tập: Linh An