Đón Tết “di sản văn hóa” Trung Quốc mang đậm sức sống mới 过一个青春味道的“非遗”中国年
2024年12月4日,中国申报的“春节——中国人庆祝传统新年的社会实践”列入联合国教科文组织人类非物质文化遗产代表作名录。对中国年轻人而言,春节是传统,也是日常。他们正成为“春节主理人”,为这一古老节日注入鲜活力量,让“年味”焕发青春光彩。
Ngày 4/12/2024, UNESCO đã chính thức ghi danh “Lễ hội Xuân (hay Tết Nguyên đán)– Các tập tục xã hội của người Trung Quốc chào đón năm mới truyền thống” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đối với giới trẻ Trung Quốc, Tết không chỉ là một truyền thống mà còn là một phần trong cuộc sống thường ngày. Họ đang dần trở thành “người chủ trì Tết”, mang đến sức sống mới cho lễ hội cổ xưa này, khiến “hương vị ngày Tết” trở nên trẻ trung, tươi mới.
在英国伦敦泰晤士河畔,2024年12月上旬,春节申遗成功的消息被更多西方面孔知晓。
Tại bờ sông Thames, London (Anh), vào đầu tháng 12/2024, thông tin về việc Tết Nguyên Đán Trung Quốc được công nhận là di sản được nhiều người phương Tây biết đến.
江西女生曹梦竹毕业于爱丁堡大学,在硕士入学前,她正在度过自己的间隔年,在社交媒体上分享着留学生活的点滴日常。得知申遗成功的消息,她穿着红色的明制汉服,带着扩音器、妈妈编织的中国结和春节文化的宣传板,来到人山人海的伦敦眼、大本钟下,“来自世界各地的朋友都会在那儿打卡”。
Cao Mộng Trúc, một cô gái đến từ Giang Tây, tốt nghiệp Đại học Edinburgh, Anh và hiện đang trong năm “gap year” trước khi theo học thạc sĩ. Trên mạng xã hội, cô chia sẻ cuộc sống du học của mình. Khi biết tin Tết Nguyên Đán được UNESCO công nhận, cô đã mặc một bộ Hán phục màu đỏ theo phong cách triều Minh, mang theo loa phát thanh, thắt nút dây Trung Quốc do mẹ cô tết và bảng giới thiệu văn hóa Tết, đến những địa điểm đông đúc như vòng quay London Eye và tháp đồng hồ Big Ben, vì “Bạn bè từ khắp nơi trên thế giới đều ghé qua đó để check-in”, cô cho biết.
孩子们和她合影,有大叔在拍照时特意露出红色毛衣,一名商贩摆出成龙的经典姿势……越来越多的人涌上来,他们慢慢了解到中国的生肖、历法、春节。
Trẻ em chụp ảnh cùng cô, một người đàn ông trung niên cố tình để lộ chiếc áo len đỏ khi chụp hình, một người bán hàng tạo dáng theo phong cách Thành Long... Ngày càng có nhiều người tiếp cận và dần hiểu hơn về lịch pháp, con giáp và Tết truyền thống của Trung Quốc.
联合国教科文组织保护非物质文化遗产政府间委员会关于中国春节的介绍词中提到:“该遗产项目为中国民众提供了认同感和持续感。”
在中国山东聊城,一群年轻人在夜晚为即将到来的除夕之夜“悄悄努力”。
Trong phần giới thiệu về Tết Nguyên Đán Trung Quốc của UNESCO, Ủy ban Liên Chính phủ về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể nhấn mạnh: “Di sản này mang lại cảm giác gắn kết và tiếp nối cho người dân Trung Quốc.”
Tại Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), một nhóm bạn trẻ đang âm thầm chuẩn bị cho đêm Giao thừa.
从两个月前起,聊城青年夜校开始冒出饭菜香,年夜饭主题课程开课了。90后肖洋在课上解锁了各种菜式,尤其是一道从小吃到大的糖醋里脊。他决定在以后的年夜饭烹饪中为家人多分担一些。下班、放学以后,年轻人在夜校学做萝卜丸子、酸辣汤、京酱肉丝、红烧肉等。
Hai tháng trước, tại Đại học Liêu Thành ngập tràn hương vị ẩm thực khi tổ chức lớp học nấu ăn đặc biệt với chủ đề bữa cơm tất niên. Tiêu Dương, một chàng trai thuộc thế hệ 9x, đã học được nhiều món ăn mới, đặc biệt là món sườn xào chua ngọt – món ăn anh đã thưởng thức từ khi còn nhỏ. Anh quyết định trong những bữa cơm tất niên sau này, mình sẽ chia sẻ vào bếp nấu nướng cùng gia đình. Sau giờ làm việc và học tập, các bạn trẻ lại đến lớp để học cách chế biến chả viên củ cải, canh chua cay, thịt xào kiểu Bắc Kinh, thịt kho...
让年轻人在年夜饭里给家人“露一小手”,是这次课程的开设目的。
烹饪教师杜学峰打算教会他们16道热菜,其中糖醋鲤鱼、红烧肉、四喜丸子都是经典鲁菜。做一道四喜丸子程序繁琐,但杜学峰鼓励学员们从烹调中找到乐趣,因为一家人能围在一起吃饭是一件“很享受的事”,“在饭店点多贵的菜,你都找不到家的氛围”。
Khóa học này được mở ra với mục tiêu giúp những người trẻ có thể “trổ tài” trong bữa cơm tất niên của gia đình.
Thầy giáo dạy nấu ăn Đỗ Học Phong dự định hướng dẫn học viên chế biến 16 món ăn nóng, trong đó có những món kinh điển của ẩm thực Sơn Đông như cá chép sốt chua ngọt, thịt kho và thịt viên Tứ Hỷ. Món thịt viên Tứ Hỷ có quy trình chế biến khá cầu kỳ, nhưng thầy khuyến khích học viên tìm thấy niềm vui trong quá trình nấu nướng, vì việc cả gia đình quây quần bên nhau là điều hạnh phúc nhất. “Dù bạn có gọi những món đắt tiền trong nhà hàng, bạn cũng không thể tìm thấy không khí ấm áp của gia đình.”
在四川美术学院,饺子这道北方年夜饭餐桌上不可或缺的美食竟也迎来了“颠覆”。一年一度的包饺子大赛中,面团被捏成一幅《千里江山图》,或是变成“财神爷”“多肉植物”“蛟龙出海”等造型。
Tại Học viện Mỹ thuật Tứ Xuyên, sủi cảo – món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc tất niên của người miền Bắc Trung Quốc – đã có một sự “lột xác” đầy sáng tạo. Trong cuộc thi gói sủi cảo thường niên, bột không chỉ được nặn thành những chiếc bánh thông thường mà còn biến thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, từ bức tranh “Thiên lý giang sơn”, cho đến các tạo hình đặc biệt như “Thần tài”, “Cây sen đá”, “Giao Long xuất hải”...
放下瓜子、砂糖橘,能提供情绪价值的拜年表情包等成了年轻人的“电子年货”。2021年,清华大学美术学院副教授原博带领设计团队创作了“年画话年”系列表情包,将木版年画中的神仙形象进行矢量化造型和波普风动态表达,融入年轻人的过年社交场景中。
Thay vì hạt dưa và quýt đường, ngày nay, những sticker chúc Tết mang lại giá trị tinh thần đã trở thành “đồ Tết điện tử” được ưa chuộng nhất trong giới trẻ. Năm 2021, Phó Giáo sư Nguyên Bác tại Học viện Mỹ thuật Thanh Hoa đã dẫn dắt nhóm thiết kế sáng tạo bộ sticker “Tranh năm mới nói chuyện năm mới”. Nhóm đã biến các vị thần trong tranh khắc gỗ thành hình ảnh vector chuyển động theo phong cách nghệ thuật đại chúng, đầy màu sắc và sinh động (phong cách pop-art), giúp những hình ảnh truyền thống hòa nhập vào ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ trong dịp Tết.
青年正在重塑春节习俗,逐渐成为“春节主理人”的他们,正在突破关于“如何过年”的一切想象。
春节旅游也逐渐成为一项“新年俗”。“向北感受冰雪、向南体验民俗”是春节旅游市场的一大趋势。
Những người trẻ đang dần tái định hình các phong tục Tết, trở thành “người chủ trì” trong dịp lễ này theo phong cách riêng của họ, và phá vỡ mọi khuôn khổ về cách đón Tết.
Du lịch Tết cũng dần trở thành một “tập tục mới”. Xu hướng phổ biến là “lên phía Bắc cảm nhận băng tuyết, xuống phía Nam trải nghiệm phong tục”.
在“被算法推荐了一个月的长乐游神”之后,90后辛涛在2024年终于尝试了一次春节旅行,从浙江到福建观看游神。他平时就喜欢旅行,偶尔也在周末“特种兵旅行”,但在春节期间出行的不同之处在于,能感受到不同地区的过年氛围。“不只是年味,绕村游神、供品香蜡、满地鞭炮,从五六岁的小朋友到几十岁的中年人接力游神,共同完成盛大的巡游。所有人都参与其中,感觉看到了传承!”
Sau khi bị thuật toán “gợi ý” suốt một tháng về lễ hội Trường Lạc Du Thần, Tân Đào - một bạn trẻ 9x có tên đã quyết định thực hiện chuyến du lịch vào dịp Tết năm 2024. Anh đi từ Chiết Giang đến Phúc Kiến để tham gia lễ hội này. Là một người đam mê du lịch, Tân Đào thường xuyên tranh thủ du lịch chớp nhoáng vào dịp cuối tuần. Nhưng điều đặc biệt của những chuyến đi vào dịp Tết chính là cơ hội cảm nhận không khí đón năm mới tại các địa phương khác nhau. “Không chỉ là hương vị ngày Tết, mà còn có lễ rước thần quanh làng, những mâm cúng, pháo đỏ giăng khắp lối. Từ những đứa trẻ 5-6 tuổi đến người trung niên ngoài 50 đều tiếp sức rước thần, cùng nhau hoàn thành một nghi lễ hoành tráng. Tất cả mọi người đều có mặt, tôi thực sự cảm nhận được sự tiếp nối truyền thống!”