Gìn giữ nét đẹp Việt Nam, bảo tồn di sản văn hóa thế giới 保护世界文化遗产,守望美丽越南
自越南获批加入联合国教科文组织《保护世界文化和自然遗产公约》(1972年公约)以来,至今已三十六载(1987年-2023年)。作为活跃成员,越南为完善、履行和推广联合国教科文组织《保护世界文化和自然遗产公约》做出了诸多贡献。其中,文化遗产的保护不仅对保护和弘扬越南文化价值体系发挥了重要作用,同时也切实服务了新阶段社会经济发展的需求。
Đã 36 năm (1987 - 2023) kể từ khi Việt Nam phê chuẩn và tham gia Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO (Công ước 1972). Là thành viên tích cực, chủ động, Việt Nam có nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện, thực thi, quảng bá Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Trong đó, việc bảo tồn di sản văn hóa đã góp phần bảo vệ và phát huy hệ giá trị văn hóa Việt Nam, thiết thực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới.
保护和恢复遗产
Di sản được bảo tồn, khôi phục
顺化古都遗迹群作为典型的19世纪东方封建京都,以其突出的全球性价值,在1993年被联合国教科文组织列入越南首批世界遗产名录。在地方政府和国内外保护专家的联合协作下,顺化古都遗迹群已经成功度过了急需修复的阶段,过渡到稳定、可持续发展的阶段,“蜕变”成为一个具有吸引力的遗产目的地。
Với những giá trị nổi bật toàn cầu biểu trưng cho kinh đô phong kiến phương Đông thế kỷ XIX, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới vào năm 1993. Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các chuyên gia về bảo tồn trong nước và quốc tế, Quần thể di tích cố đô Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững, “lột xác” trở thành một điểm đến di sản hấp dẫn.
顺化古都遗迹群中近200个建筑和工程项目已得到修缮、恢复。自2019年以来,顺化市一直在实施“居民搬迁,顺化古都遗迹Ⅰ区土地整改”工程,已有数千户居民搬迁至新址,并归还了遗迹土地,为接下来修缮和恢复顺化皇城原貌做好准备。
Đã có gần 200 công trình và hạng mục công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được tu bổ, phục hồi, tôn tạo. Từ năm 2019 đến nay, thành phố Huế đang thực hiện Dự án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế” và đã có hàng ngàn hộ dân được di dời đến nơi ở mới, trả lại mặt bằng cho di tích, làm tiền đề cho việc tu bổ, lấy lại diện mạo của Kinh thành Huế trong thời gian tới.
1999年,会安古镇被联合国教科文组织列为世界文化遗产,已连续多年被美国旅游杂志《Travel and Leisure》评为世界最佳旅游城市(2019年)、世界最佳城市(2022年)和世界最美城市(2023年)。会安不仅成为了吸引游客,特别是国际游客的旅游目的地,还被视为有关建筑史的“活博物馆”,当地通过大力保护和弘扬遗产价值,民居依旧完整保存着特色文化风貌及非物质文化价值。
Năm 1999, Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, đô thị cổ này liên tục được tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ bình chọn là Thành phố du lịch tốt nhất thế giới (năm 2019), Thành phố tốt nhất thế giới (năm 2022) và Thành phố đẹp nhất thế giới (năm 2023). Hội An đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế; được coi là một “bảo tàng sống” về lịch sử kiến trúc, dân cư còn bảo tồn được nguyên vẹn những nét văn hóa đặc sắc cùng giá trị văn hóa phi vật thể hiện hữu nhờ những nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
目前,越南有8大遗产被联合国教科文组织列入《世界文化和自然遗产名录》,这些遗产不仅为当地的社会经济发展做出了积极的贡献,同时也刷新了各级国家管理机关和市民对文化遗产保护的认知。世界遗产中心主任拉扎尔•埃隆杜(Lazare Eloundou)表示:“这些遗产区不仅对越南意义非凡,还具有突出的全球性价值,它们丰富了人们的认知,促进了文化之间的交流,并帮助人类与自然和谐相处。”
Hiện Việt Nam có 8 di sản được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, những di sản này không những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đồng thời làm thay đổi nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và người dân về bảo tồn di sản văn hóa.“Các khu di sản này không chỉ có giá trị với Việt Nam mà còn có giá trị nổi bật toàn cầu, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết của nhân loại, thúc đẩy sự trao đổi giữa các nền văn hóa và sự tồn tại hài hòa giữa con người với thiên nhiên” - ông Lazare Eloundou, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới khẳng định.
与国际社会携手保护文化遗产
Cùng quốc tế bảo vệ các di sản văn hóa
越南与联合国教科文组织签署了2016-2020年和2021-2025年阶段备忘录,旨在提高管理能力和强化世界遗产区域网。越南也一直致力于分享遗产保护工作的经验与建议。
Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ với UNESCO giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025 nhằm nâng cao năng lực quản lý và tăng cường mạng lưới các khu di sản thế giới. Việt Nam cũng luôn nỗ lực đóng góp các kinh nghiệm, sáng kiến trong việc bảo tồn di sản.
2001年,越南颁布《文化遗产法》。日益完善的法律条款让保护和弘扬文化遗产价值越来越有效,提高了遗产所在地或持有/践行遗产社区的精神和物质生活水平,为旅游等产业赋能做出贡献,为社会经济发展创造更大的动力。这些遗产被联合国教科文组织认可后,均由政府和地方实施各项政策、援助计划和机制来进行保护和弘扬,许多历史文化遗迹和风景名胜区都得到了修复。
Năm 2001, Việt Nam ban hành Luật Di sản văn hóa. Các điều luật ngày càng được hoàn thiện đã góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng hiệu quả, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cộng đồng nơi có di sản hoặc nắm giữ/thực hành di sản, góp phần thu hút du lịch,… tạo thêm thế và lực cho sự phát triển của kinh tế - xã hội . Các di sản sau khi được UNESCO công nhận đều được Chính phủ và địa phương thực hiện những chính sách, chương trình hỗ trợ và trao cơ chế để bảo tồn và phát huy các di sản đó. Nhiều di sản lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được trùng tu.
从长安古迹群、顺化古都遗迹群、会安古镇等遗迹中可以清楚地看到,这些遗产列入《世界文化和自然遗产名录》后均得到了跨越式的发展,为当地财政创造了巨大的效益,这些效益进而用于保护子孙后代的遗产,在将越南形象推向世界的过程中发挥着重要作用。
Minh chứng có thể thấy rõ ở các di sản như Quần thể Di sản Tràng An, Quần thể Cố đô Huế, Phổ cổ Hội An,… sau khi được ghi danh, các di sản này đều có bước phát triển vượt bậc, tạo ra nguồn lợi to lớn cho ngân sách địa phương, từ đó có nguồn quay trở lại bảo vệ di sản cho các thế hệ mai sau và góp phần đưa hình ảnh của Việt Nam ra với thế giới.