星期二, 23/04/2024 16:47 (GMT +7)

Trải nghiệm văn hóa Trung Quốc qua nghệ thuật trà 于制茶技艺中品味中国文化

星期二, 21/02/2023 | 15:50:29 [GMT +7] A  A

俗谚云:“开门七件事,柴米油盐酱醋茶。”茶不仅是中国人日常生活中最常见最普通的饮品之一,也赋予了中国人从古至今的一种健康的饮食习惯。

Người Trung Quốc có  câu: “Mở cửa ra phải nghĩ đến 7 thứ : Củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm và trà”. Trà không chỉ là một trong những thức uống thông dụng nhất, phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc, mà còn tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho người Trung Quốc từ xưa đến nay.

喝茶是生活,也是文化。北京时间11月29日,中国申报的“中国传统制茶技艺及其相关习俗”在摩洛哥拉巴特召开的联合国教科文组织保护非物质文化遗产政府间委员会第17届常会上通过评审,列入联合国教科文组织人类非物质文化遗产代表作名录。至此,中国共有43个项目列入联合国教科文组织非物质文化遗产名录、名册,居世界第一。

Uống trà vừa là thói quen hàng ngày, vừa là văn hóa. Ngày 29 tháng 11 theo giờ Bắc Kinh, tại Kỳ họp thứ 17 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tổ chức mới đây tại Thủ đô Rabat, Maroc, hồ sơ "Nghệ thuật trà truyền thống và các phong tục liên quan đến trà của Trung Quốc" đã được công nhận và ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO. Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã có 43 di sản được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO, tiếp tục duy trì vị trí số 1 thế giới.

“中国传统制茶技艺及其相关习俗”是有关茶园管理、茶叶采摘、茶的手工制作,以及茶的饮用和分享的知识、技艺和实践。本次入选的“中国传统制茶技艺及其相关习俗”堪称中国历次人类非遗申报项目中的“体量之最”,共涉及15个省(区、市)的44个国家级非遗代表性项目,其中,广西黑茶制作技艺(六堡茶制作技艺)、茶俗(瑶族油茶习俗)入列。

Nghệ thuật trà truyền thống và các phong tục liên quan đến trà của Trung Quốc là hệ thống kiến thức, quy trình kỹ thuật và thực hành liên quan đến quản lý vườn trà, thu hái lá trà, chế biến trà, cũng như thưởng thức và chia sẻ trà. “Nghệ thuật trà truyền thống và các phong tục liên quan đến trà của Trung Quốc” được coi là hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đồ sộ nhất từ trước đến nay của Trung Quốc, liên quan đến 44 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở 15 tỉnh, thành phố, khu tự trị, trong đó, Quảng Tây góp mặt với nghệ thuật chế biến trà đen (nghệ thuật chế biến trà Lục bảo) và tập quán pha trà dầu của dân tộc Dao.

自古以来,中国人就开始种茶、采茶、制茶和饮茶。每年三四月,春回大地,茶树萌发新芽,这也是制茶师最忙碌的时候。他们根据当地风土,运用杀青、闷黄、渥堆、萎凋、做青、发酵、窨制等核心技艺,发展出绿茶、黄茶、黑茶、白茶、乌龙茶、红茶六大茶类及花茶等再加工茶,达到2000多种茶品,供人饮用与分享,由此形成了不同的制茶技艺及相关习俗:客人来访要上茶;新婚夫妇在婚礼上要给双方父母奉茶;茶友之间品茶、斗茶;茶农要祭茶神……

Từ xa xưa, người Trung Quốc đã biết trồng, hái, chế biến và uống trà. Vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, khi đất trời vào xuân, cây chè đâm chồi nảy lộc, cũng là thời điểm bận rộn nhất của những người sản xuất chè. Tùy theo điều kiện tự nhiên và khí hậu của các vùng miền, người Trung Quốc đã sử dụng các kỹ thuật chính như sao chè, ủ vàng, lên men, làm khô, ướp hương..., phát triển thành 6 chủng loại trà chủ yếu gồm trà xanh, trà vàng, trà đen, trà trắng, trà ô long, trà hồng và các loại trà hoa. Trung Quốc hiện có hơn 2.000 sản phẩm trà khác nhau, phục vụ việc thưởng thức, chia sẻ của người dân, từ đó hình thành các phong tục, tập quán khác nhau như: mời trà khi có khách đến thăm nhà, cô dâu chú rể dâng trà mời cha mẹ trong đám cưới, thưởng trà với bạn hữu, đấu trà, phong tục cúng thần trà của người nông dân trồng trà…

在中国,茶的饮用与分享还是人们交流、沟通的重要方式。以茶待客、长者为先等与茶相关的礼俗,彰显了谦、和、礼、敬的人文精神,增进了家庭和睦、人际和谐,增强了文化认同和社会凝聚力。中国的茶文化在世代传承中,还促进了茶器、茶歌、茶戏等文化表现形式的发展,营造了茶馆、茶楼等关联性文化空间。

 Ở Trung Quốc, uống trà và chia sẻ trà vẫn là một phương thức giao tiếp và xã giao quan trọng. Những nghi thức và phong tục liên quan đến trà như pha trà đãi khách hay dâng trà cho người lớn tuổi, thể hiện tinh thần nhân văn khiêm tốn, hoà thuận, lịch sự và tôn trọng, tăng cường sự hoà thuận trong gia đình, sự hoà hợp giữa các cá nhân, làm sâu sắc thêm bản sắc văn hoá và gắn kết xã hội. Trong quá trình kế thừa văn hoá trà Trung Quốc từ đời này sang đời khác, nó cũng thúc đẩy sự phát triển của các hình thức biểu hiện văn hoá khác như dụng cụ pha trà, bài hát về trà, kịch về chủ đề trà, tạo ra những không gian văn hoá liên quan đến trà như trà quán, trà lầu.

通过经贸往来和人文交流,中国的茶文化也在世界各地广泛传播。今年12月2日,位于越南多乐省克容布县北部的越南得乐风电项目部举行了“一茶一世界,中越两交融”中越茶文化交流活动,中越员工一边品茶,一边探讨茶文化的起源以及茶在各自生活中所扮演的角色。中国茶叶,一如过往,依旧风靡世界,与丝绸、瓷器等,被认为是共结和平、友谊、合作的纽带。

Thông qua trao đổi kinh tế thương mại và giao lưu nhân dân, văn hoá trà Trung Quốc cũng được truyền bá rộng rãi khắp thế giới. Ngày 02 tháng 12 vừa qua, sự kiện giao lưu văn hoá trà Trung – Việt đã được tổ chức tại Văn phòng Dự án điện gió Đắk Lắk Việt Nam ở phía bắc huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Cán bộ công nhân viên của Việt Nam và Trung Quốc vừa thưởng trà, vừa trò chuyện về nguồn gốc văn hoá trà cũng như vai trò của trà trong đời sống hàng ngày của mình. Trà Trung Quốc xưa nay vẫn được ưa chuộng khắp thế giới. Cùng với tơ lụa, đồ sứ, trà được coi là sợi dây kết nối hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Trung Quốc và thế giới.