星期六, 27/04/2024 10:27 (GMT +7)

Đình làng – Nơi lưu giữ hồn văn hóa Việt 越南文化精髓汇聚之地——村亭

星期一, 20/02/2023 | 08:15:17 [GMT +7] A  A

对于每个越南人来说,一谈到乡村,大家就会立刻联想到 “榕树、码头、亭院”的画面。从很久以前开始,村亭就已经成为了越南乡村生活中重要的文化、信仰和祭祀象征。千百年来,村亭不仅是人们神圣的祭祀场所,是信仰和文化生活空间,也是历史的“见证者”,是越南人民心中根深蒂固的传统文化汇聚地。
Đối với mỗi người dân Việt Nam, khi nói về làng quê, ai cũng sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh “cây đa, bến nước, sân đình”. Đình làng từ bao đời đã trở thành một biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người Việt. Trải qua hàng nghìn năm, đình làng không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng của cộng đồng, là không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, mà còn là “chứng nhân” của lịch sử, nơi lưu giữ văn hóa truyền thống, ăn sâu vào tâm thức của người Việt.

传统建筑
Kiến trúc truyền thống
在越南这片S形的国土上,每座村庄都建有一座村亭。村亭的位置决定了村中心的位置。
Trên dải đất hình chữ S, mỗi ngôi làng của người Việt đều có một ngôi đình.Đình làng ở đâu thì tạo ra trung tâm làng ở đó.

越南村亭通常修建于村中心的位置,地势高亢,环境优美,周围绿树成荫。
Đình làng của người Việt thường xây dựng ở trung tâm của làng, trên một thế đất cao đẹp, xung quanh cây cối xanh tươi.

从选址规划到建筑形式、比例及材料等,村亭的建筑也是越南人长期以来建筑技艺的证明。越南村亭通常被修建在村中心的位置,地势高亢,环境优美,周围绿树成荫,榕树高耸。村亭的两边和后侧通常种有古树,将整座村亭建筑包围,不仅是村亭的背景,还能为亭院带来一片阴凉。村亭通常还设有宽阔的院子,在节日的时候可以聚集大量的人。
Không gian và kiến trúc đình làng là minh chứng cho tài nghệ xây dựng của người Việt từ lâu đời, từ việc chọn địa điểm, quy hoạch đến hình thức kiến trúc, tỉ lệ, vật liệu…Những ngôi đình làng của người Việt thường được xây ở trung tâm của làng, trên một thế đất cao đẹp, xung quanh cây cối xanh tươi, vút lên là cây đa. Các cây cổ thụ thường được trồng phía sau và hai bên đình, bao bọc lấy cả kiến trúc ngôi đình tạo nên nền cảnh của cảnh quan đình làng, đồng thời tạo bóng mát cho sân đình. Đình thường có sân rộng để có thể tập hợp đông người những ngày lễ hội.
越南人的传统建筑从村亭的大门就得以清楚地展现。村亭大门按照三拱门结构建造,宽阔的亭院用红砖铺设,可用于举办各种节日活动。村亭的屋顶建筑可能是最具越南文化特色的独特建筑。最普遍且古老的是四坡屋顶的村亭。修建时,工匠们将村亭四个屋顶角向四边翘伸,形成曲线优美的翘角。一般村亭的屋顶宽而大,延伸开来以遮阳挡雨。此外,还有两坡屋顶的村亭。无论是哪种类型的屋顶,几乎所有村亭的屋顶都铺设瓦片,这是越南传统建筑中的一个典型形象。
Kiến trúc truyền thống của người Việt được thể hiện rõ từ cổng đình làng, được xây theo cấu trúc cổng tam quan và sân đình là khoảng đất rộng được lát gạch đỏ, phục vụ cho các dịp lễ hội. Với đình làng, kiến trúc mái có lẽ là đặc sắc và mang đậm nét văn hóa Việt Nam nhất. Phổ biến nhất và lâu đời hơn là đình dạng 4 mái; khi xây dựng, những người thợ đã làm cho 4 góc mái đình kéo cong về 4 phía tạo thành các đầu đao duyên dáng. Các đình làng thường có bộ mái lớn, đồ sộ, xòe rộng che kín để tránh nắng mưa. Ngoài ra, còn có đình 2 mái. Dù là loại nào thì hầu hết mái đình đều được lợp bằng ngói, một hình ảnh điển hình trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. 

最具越南文化特色的独特屋顶建筑
Kiến trúc mái đặc sắc và mang đậm nét văn hóa Việt Nam nhất
最普遍且古老的是四坡屋顶的村亭
Phổ biến nhất và lâu đời hơn là đình dạng 4 mái

村亭以巨大的石块作为基底,采用粗大而笔直的圆柱形格木搭建。桁架、横梁和竖梁也全部采用格木。通过使用无比灵活的榫头将木制结构框架铰接起来,也可以在新的位置拆卸和重组。村亭正殿的主柱结构采用名贵木材制。
Đình làng được dựng bằng những cột gỗ lim to tròn, thẳng tắp, đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Bộ khung kết cấu gỗ khớp nối được sử dụng bằng mộng cực kỳ linh hoạt, có thể tháo dỡ lắp ở vị trí mới. Hệ thống cột cái ở gian chính điện đình được làm bằng gỗ quý.

向四边翘伸的村亭屋顶,形成曲线优美的翘角
Mái đình kéo cong về 4 phía tạo thành các đầu đao duyên dáng

建筑与雕刻之间的和谐感是整座村亭建筑的总体特征。村亭不仅体现了建筑艺术的用心,雕刻工艺之美也在密密麻麻的雕刻图案中展现出来。艺术家专注雕刻,将木块化身为花叶、祥云、龙凤、灵兽和人们活动场景等作品,不仅精致养眼,还丰富多样且具有传统价值。这些雕刻图案充分诠释了美学,增添了传统村亭的美感,被誉为每座村庄的“珍宝”。
Sự hài hòa giữa kiến trúc và điêu khắc là đặc điểm bao trùm của toàn bộ công trình đình làng. Ở đây, ngoài những dụng công trong nghệ thuật kiến trúc ra thì vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc được thể hiện ở các mảng chạm khắc dày đặc trong ngôi đình. Các nghệ nhân sẽ tập trung điêu khắc, hóa thân cho các khối gỗ thành các tác phẩm tạo hình tinh xảo và bắt mắt, phong phú, mang giá trị truyền thống như: Hoa lá, mây trời, rồng phượng, các con thú và các cảnh hoạt động của con người. Những mảng chạm khắc ấy đã làm tròn chức năng thẩm mỹ, góp phần tôn lên vẻ đẹp của những ngôi đình truyền thống – vốn được coi là “báu vật” của mỗi ngôi làng. 

村亭建筑正是越南人民建筑技艺的证明
Kiến trúc đình làng là minh chứng cho tài nghệ xây dựng của người Việt

 除了独特的建筑外,村亭还保存着人们精神生活中的许多古物,如书案、香炉、牌匾、楹联等,尤其是越南各个封建朝代的册封诏书,非常具有历史价值。
Đi đôi với kiến trúc độc đáo, đình làng còn lưu giữ được nhiều di vật cổ có giá trị về lịch sử, cũng như trong đời sống tâm linh của nhân dân, như: án thư, lư hương, hoành phi, câu đối; đặc biệt là các đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam.

民间文化的核心
Cốt lõi văn hóa dân gian
随着时间的推移,村亭的名字和功能用途也发生了变化。大约从15世纪开始,村亭成为祭祀乡村城隍的场所。正因如此,村亭往往是村里神圣而庄严的地方,因此从村里行政议事会到公共服务事务等所有的文化活动都在村亭举行。如遇重要活动,村亭就是一个举行传统仪式和表演文艺节目的场所。
Trải qua thời gian, đình làng có sự biến đổi về tên gọi, công năng sử dụng. Từ khoảng thế kỷ thứ XV đình làng trở thành nơi thờ Thành Hoàng của làng xã. Chính vì lẽ đó mà đình luôn là nơi linh thiêng, trang nghiêm của làng và từ đây mọi sinh hoạt văn hóa của làng từ hội họp hành chính, phục vụ những việc chung… đều được tổ chức tại đình làng. Vào những ngày có công việc quan trọng, đình làng là nơi tụ họp, diễn ra các lễ nghi truyền thống, biểu diễn văn hóa văn nghệ. 

富寿雄泸祠庙会
Lễ hội đình Hùng Lô, Phú Thọ

村亭是越南独有的一种珍贵文化产品,从饱含众多特色文化价值的美术建筑,再到越南人的精神信仰元素,村亭不仅是保护越南人民信仰和信念的地方,也是庙会、仪式、风俗、习俗、民间艺术、建筑、雕塑、音乐、民谣、民族舞蹈、民间游戏等多种非物质文化特色的汇聚地和表演场所。
Đình làng là một sản phẩm văn hóa quý giá chỉ có ở Việt Nam. Từ kiến trúc mỹ thuật chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo đến yếu tố tâm linh, đình làng là nơi bảo vệ cho tín ngưỡng, niềm tin của người Việt. Và cũng là nơi hội tụ, trình diễn nhiều nét văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghi lễ, phong tục, tập quán, nghệ thuật dân gian, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian…

约500年历史的河内巴维县西腾亭,不仅是著名的木制建筑遗产,也是越南北部地区具有代表性的村亭之一。
Đình Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội tồn tại gần 500 năm là di sản kiến trúc gỗ nổi tiếng, một trong những ngôi đình tiêu biểu của miền bắc Việt Nam.

如今越南还保留着年代久远、充满岁月痕迹、古色古香的村亭,如河内北慈廉郡的占亭,雕刻技艺独特,距今已有2000多年历史;河内怀德县前黎亭,体现了黎王朝的艺术色彩和建筑风格;巴维县西腾亭,山西最典型和最独特的艺术建筑古迹之一,年代可追溯到 16 世纪的莫王朝……
Ngày nay, vẫn còn những ngôi đình mang đậm nét cổ kính rêu phong với nhiều năm tuổi như: Đình Chèm tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) có niên đại cách đây hơn 2000 năm với nghệ thuật chạm khắc độc đáo; Đình Tiền Lệ, huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) với lối kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê; Đình Tây Đằng (Ba Vì) - một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, độc đáo vào loại bậc nhất ở xứ Đoài, có niên đại khởi dựng vào thời Mạc, thế kỷ XVI…
 历经岁月的沉浮变迁,村亭一直与越南人的生活密不可分,与每个乡村人民的精神生活紧密相连,成为了一个留存越南人民历史文化价值的地方。
Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của thời gian, đình làng vẫn luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt cộng đồng, gắn với đời sống tâm linh của người dân ở mỗi vùng quê, là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa của người Việt.