Tôirất thích lịch sử Trung Quốc, nhưng vì dịch bệnh nên vẫn không thể đi du lịch Trung Quốc, Tạp chí “Hoa sen” có thể giới thiệu vài bảo tàng kỹ thuật số của Trung Quốc cho tôiđược không?
Bảo tàng kỹ thuật sốTam Tinh Đôi: Bảo tàng kỹ thuật số Tam Tinh Đôi sử dụng công nghệ toàn cảnh 3D, kết hợp bảo tàng truyền thống và bảo tàng kỹ thuật số trực tuyến. Thông qua những cảnh quay toàn cảnh với độ nét UHD tại hơn 50 vị trí, khán giả không cần phải ra khỏi nhà cũng có thể cảm nhận được không khí tại phòng triển lãm hiện vật bằng đồng xanh và phòng triển lãm tổng hợp Tam Tinh Đôi. Những hiện vật sưu tập quý giá trong bảo tàng không những được xem trực tuyến ở 360 độ không có điểm mù mà còn có các chức năng thuyết minh giới thiệu, hình ảnh minh hoạ, hiệu ứng trình chiếu, khiến du khách có cảm giác như đang có mặt tại bảo tàng tham quan tượng người đứng bằng đồng xanh và cây thiêng Tam Tinh Đôi.
“Toàn cảnh Cố Cung” của Bảo tàng Cố Cung: Thông qua sản phẩm du lịch Cố Cung được số hoá “Toàn cảnh Cố Cung” với những hình ảnh đẹp, tinh tế và chất liệu phong phú, khán giả có thể thưởng ngoạn toàn bộ Cố Cung ngay tại nhà. Ở giao diện chính, chúng ta có thể nhìn thấy nội dung giới thiệu chi tiết về ba điện lớn trong Cố Cung, khán giả có thể tiếp cận, tìm hiểu về ba điện lớn và những câu chuyện lịch sử đằng sau những di tích đó một cách đa chiều qua hình ảnh, âm thanh, chữ viết và clip. Ngoài ra, chức năng “trục thời gian” Xuân, Hạ, Thu, Đông còn có thể khiến khán giả cùng lúc cảm nhận được sự đổi thay trong bốn mùa ở Cố Cung, giải quyết hiệu quả hạn chế về mặt thời gian khi tham quan Cố Cung.
Bảo tàng kỹ thuật số Hà Bắc: vào “Bảo tàng kỹ thuật số Hà Bắc” từ điện thoại di động sẽ thấy các mục Hiện vật Hà Bắc, Hiện vật Tam Tinh Đôi, Triển lãm kỹ thuật số, Hà Bắc triệu năm trước, Tìm hiểu về hiện vật, Phát triển sáng tạo văn hoá, Văn hoá lịch sử.v.v.., trong đó “Hiện vật 3D” cung cấp hình ảnh được quan sát ở 720 độ, thông qua mô phỏng phân tích các hiện vật nhỏ mang đến những thông tin chi tiết như kết cấu bên trong, hoa văn và con chữ trên hiện vật.v.v… Ví dụ như tượng con tuần lộc khảm vàng thời Đông Hán, chỉ bằng những thao tác lướt tay là có thể quan sát hiện vật ở nhiều góc độ, từ mặt trước, mặt bên và mặt sau của hiện vật, mang đến những góc nhìn toàn diện hơn so với trực tiếp quan sát tại bảo tàng.